test

2.4 Đóng gói tiêu chuẩn 802.1Q

Phần trước chúng ta đã học về VLAN, interface VLAN, cách cấu hình để 2 hosts có thể kết nối với nhau thông qua 1 VLAN ở mode access. OK, vậy làm thế nào để nhiều VLAN trên cùng 1 switch có thể đi qua chúng 1 truyền vật lý, làm thế nào để switch bên kia biết được đâu là gói tin nào của vlan1, đâu là gói tin của vlan2?
Vậy để 2 switches có nhiều VLAN có thể giao tiếp, có thể truyền được thông tin cho nhau chúng ta phải sử dụng cấu hình TRUNK trên interface kết nối trực tiếp giữa 2 switches.
Bạn có thể thấy ở đây có nhiều PC nằm tại 2 đầu của switch, mỗi switch lại gồm 3 Vlans khác nhau. Chỉ có thể sử dụng Trunk bạn mới chắc chắn được các vlan khác nhau có thể đi chung qua 1 đường truyền và các host có thể giao tiếp với nhau. 

Ở đây có 2 điểm chúng ta cần biết về giao thức Trunks

  • 802.1Q: Đây là giao thức trunks phổ biến nhất, nó chạy và phù hợp với hầu hết các dòng thiết bị.
  • ISL: Đây là giao thức trunks của Cisco, vì thế chỉ mình thiết bị cisco có thể sử dụng được.
OK. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào bên trong frame của 802.1Q
Bạn có thể thấy về 1 ethernet frame 802.1Q. Cấu trúc của nó cũng như tất cả các frame khác nhưng nó gắn thêm Tag ở giữa frame. Trong Tag bạn có thể thấy VLAN Identifier Đây chính là nơi lưu trữ thông tin về Vlan của Frame, switch khác có thể nhìn vào giá trí đó để biết đó là frame của vlan nào, sẽ cần chuyển tiếp fram đi đâu.
Trong Tag bạn cũng nhìn thấy giá trị Priority. Giá trị này quy định mức độ ưu tiên của mỗi Vlan bạn cài đặt. Nó sẽ có tác dụng nếu như hệ thống mạng của bạn có VOIP hoạt động. Lúc nào bạn cần set lên mức priority cao nhất cho vlan của VOIP.
Trân trọng!
2.4 Đóng gói tiêu chuẩn 802.1Q 2.4 Đóng gói tiêu chuẩn 802.1Q Reviewed by phucvm on tháng 8 17, 2019 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.