OSPF sử dụng gói tin hello để check neighbor. Trong gói tin này có 2 giá trị
- Hello interval: Nó định nghĩa bao lâu thì gói tin hello được gửi đi 1 lần.
- Dead interval: Nó định nghĩa router sẽ chờ đợi bao lâu gói tin hello từ hàng xóm để xác định xem hàng xóm còn tồn tại hay không.
Giá trị hello và dead interval có thể khác nhau trong các loại OSPF network type khác nhau. Trông Ethernet interfaces, bạn sẽ thấy hello interval là 10s và dead interval là 40s.
Hãy nhìn bên dưới ví dụ sau nhé.
Chúng ta sẽ có 2 routers và 1 switch ở giữa.
Configuration
Giờ hãy enable OSPF nhé.
R1 & R2#
(config)#router ospf 1
(config-router)#network 192.168.12.0 0.0.0.255 area 0
Giờ hãy kiểm tra giá trị hello và dead interval mặc định nhé.
R1#show ip ospf interface FastEthernet 0/0 | include intervals
Timer intervals configured, Hello 10, Dead 40, Wait 40, Retransmit 5
Như tôi đã nói ở trên. Gía trị hello và dead interval có thể khác nhau cho mỗi interfaces. Phía trên bạn có thể thấy các giá trị lần lượt là 10 và 40. Giờ hãy thực hiện 1 vài sự thay đổi cấu hình nhé.
R1(config)#interface FastEthernet 0/0
R1(config-if)#shutdown
Sau khi shut interface trên R1. Bạn sẽ nhìn thấy message sau:
R1#
Aug 30 17:57:05.519: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.12.2 on
FastEthernet0/0 from FULL to DOWN, Neighbor Down: Interface down or detached
R1 sẽ biết là không thể liên lạc với R2 khi mà interface down. Giờ hãy kiểm tra E2 nhé.
R2#
Aug 30 17:57:40.863: %OSPF-5-ADJCHG: Process 1, Nbr 192.168.12.1 on
FastEthernet0/0 from FULL to DOWN, Neighbor Down: Dead timer expired
Các bạn thấy không. R2 thông báo là dead time đã hết hạn. Interface trên R1 down lúc 17:57:05 và dead time tại R2 hết hạn lúc 17:57:40.... Nó vào khoảng 40s.
Giờ hãy activate lại interface trên R1 nhé.
R1(config)#interface FastEthernet 0/0
R1(config-if)#no shutdown
10s và 40s là 1 thời gian dài phải không nào. Giờ hãy thay đổi lại 2 thông số hello và dead interval nhé.
R1 & R2
(config)#interface FastEthernet 0/0
(config-if)#ip ospf hello-interval 1
(config-if)#ip ospf dead-interval 3
Rồi tôi đã thay đổi hello và dead interval bằng 1 và 3. Giờ hãy kiểm tra nhé.
R1#show ip ospf interface FastEthernet 0/0 | include intervals
Timer intervals configured, Hello 1, Dead 3, Wait 3, Retransmit 5
Ok. Các bạn thấy đó. Time đã thay đổi. Thế giờ thời gian nhỏ nhất bạn có thể thay đổi cho dead interval là bao nhiêu?
R1(config-if)#ip ospf dead-interval ?
<1-65535> Seconds
minimal Set to 1 second
Chúng ta có thể chỉnh về giá trị nhỏ nhất là 1s. Vậy hello time thì có thể chỉnh là bao nhiêu?
R1(config-if)#ip ospf dead-interval minimal hello-multiplier ?
<3-20> Number of Hellos sent within 1 second
Giờ hãy chỉnh hello time trên cả R1 và R2.
R1 & R2
(config-if)#ip ospf dead-interval minimal hello-multiplier 3
Hehe. Giờ gói tin Hello là siêu nhanh rồi phải không nào. Hãy xem nhé.
R1#show ip ospf interface FastEthernet 0/0 | include intervals
Timer intervals configured, Hello 333 msec, Dead 1, Wait 1, Retransmit 5
Giờ cứ mỗi 333msec thì router sẽ gửi đi 1 gói tin hello. Nếu nó không nhận được gói tin hello của neighbor mỗi giây thì nó sẽ xem như neighbor đã dead và thiết lập lại bảng định tuýên.
Trong thực tế thì các bạn nên cấu hình hello là 1s và dead là 2s. Để đảm bao time check neighbor nhanh nhất. Ghi nhớ là nên cấu hình 2 giá trị trên giống nhau trên các router để đảm bảo thiết lập neighbor thành công nhé. Trường hợp bất đắc dĩ không thể giống nhau được thì mới phải dùng câu lệnh để bỏ qua quá trình check hello và dead interval trong quá trình thiết lập neighbor
Trân trọng!
hostname R1
!
interface FastEthernet 0/0
ip address 192.168.12.1 255.255.255.0
ip ospf hello-interval 1
ip ospf dead-interval 3
!
router ospf 1
network 192.168.12.0 0.0.0.255 area 0
!
end
hostname R2
!
interface FastEthernet 0/0
ip address 192.168.12.2 255.255.255.0
ip ospf hello-interval 1
ip ospf dead-interval 3
!
router ospf 1
network 192.168.12.0 0.0.0.255 area 0
!
end
OSPF Hello and Dead Interval
Reviewed by phucvm
on
tháng 9 24, 2019
Rating:
Không có nhận xét nào: